Phẫn nộ xe buýt lấn làn, dừng đèn đỏ kiểu ‘không giống ai’
Hợp chất nói trên chưa từng được sử dụng trong một cuộc tấn công khủng bố nào ở Mỹ hay châu Âu, và các nhà điều tra đang tìm hiểu cách kẻ tấn công, được xác định là Shamsud-Din Jabbar (42 tuổi), học cách sản xuất chất nổ, theo tờ The Telegraph ngày 5.1 dẫn lời các quan chức thực thi pháp luật.Jabbar đã sử dụng hợp chất nói trên trong hai quả bom tự chế, được tìm thấy trong tủ lạnh trên phố Bourbon, nơi thủ phạm thực hiện vụ tấn công chết người vào ngày đầu năm mới. Hai quả bom đó đã không phát nổ và vẫn chưa rõ liệu bom không nổ là do trục trặc hay do chưa được kích hoạt.Dù Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã kết luận rằng Jabbar có khả năng không được bất kỳ ai khác hỗ trợ trong vụ tấn công, nhưng giờ đây FBI sẽ tìm cách xác định xem Jabbar có được một cá nhân hay tổ chức nào đó dạy cách chế tạo thiết bị nổ bằng hợp chất hiếm hay không.Jabbar cũng đã cố đốt một căn hộ do thủ phạm thuê, nơi giới chức tìm thấy các vật liệu chế tạo bom khác. Jabbar đã gây ra đám cháy nhỏ trong hành lang của căn hộ thuê, cẩn thận đặt chất xúc tác nhằm làm lan rộng đám cháy, theo FBI. Tuy nhiên, ngọn lửa đã tắt trước khi lính cứu hỏa đến, cho phép giới chức thu thập bằng chứng.Hai khẩu súng và một bộ điều khiển nhằm kích nổ bom cũng được tìm thấy trong xe bán tải của Jabbar và đã được đưa đến phòng thí nghiệm của FBI để kiểm tra.Giới chức liên bang đã khám xét nhà của Jabbar ở thành phố Houston thuộc bang Texas và phát hiện những vật liệu nguy hiểm được cho là đã được sử dụng để chế tạo thiết bị nổ.Các quan chức thực thi pháp luật cũng đã phát hiện ra rằng Jabbar đã đặt trước chiếc xe bán tải mà nghi phạm đã dùng để đâm nạn nhân trước đó 6 tuần, cho thấy Jabbar đã lên kế hoạch tấn công từ trước.FBI cũng đang điều tra hành trình di chuyển của Jabbar, trong đó có cả chuyến đi đến Ai Cập và cố gắng xác định xem người này có trở nên cực đoan trong chuyến đi hay không.Trước khi tiến hành vụ tấn công, Jabbar (một công dân Mỹ sinh ra ở Texas và là cựu quân nhân) đã đăng một số tin nhắn trên mạng xã hội với nội dung rằng ông ta đã được truyền cảm hứng từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).Văn phòng giám định tử thi đã liệt kê nguyên nhân tử vong của tất cả 14 nạn nhân trong vụ đâm xe của Jabbar là "chấn thương cùn". Phát ngôn viên Carolina Giepert của Trung tâm Y tế Đại học New Orleans cho hay 13 người vẫn nằm viện, trong đó có 8 người đang được chăm sóc đặc biệt.Mòn mỏi chờ bố trí tái định cư
Đến 7 giờ sáng, nhiều người khá bất ngờ khi thấy trời nhiều mây đen, nắng sáng yếu hơn những ngày trước. Thậm chí, một số nơi ở TP.Thủ Đức còn có mưa lất phất. Chị Nguyên Minh, cho biết: "Sáng nay, tôi có việc ra đường sớm. Khi đang di chuyển trên đường thì bất ngờ thấy mưa nhẹ, thời điểm khoảng 6 giờ 45 phút. Trời đang nắng nóng gay gắt nhưng không hiểu vì sao lại xuất hiện hiện tượng thời tiết bất thường như vậy?".
Chiến sự Ukraine ngày 764: Nga 'có bằng chứng' Kyiv liên quan vụ khủng bố nhà hát
Chiều 25.1 (mùng 4 tết), H.Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) tổ chức giải đua thuyền truyền thống nhân dịp đầu năm Quý Mão 2023 trên dòng sông Vệ, đoạn chảy qua xã Hành Phước và Hành Thịnh.
Theo quy định mới của Chính phủ, từ ngày 1.1.2025, cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh về vi phạm giao thông sẽ được thưởng đến 5 triệu đồng một vụ việc. Theo Khoản 1 Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP, người dân có thể gửi trực tiếp clip vi phạm cho đơn vị Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc hoặc gửi qua thư điện tử, đường bưu điện hoặc phần mềm kết nối, chia sẻ dữ liệu. Một trong những ứng dụng được khuyến nghị là VNeTraffic - Ứng dụng giao thông thông minh Việt Nam.Dù đã được phát hành nhiều năm trước, nhưng mới đây VNeTraffic mới được nhiều người chú ý và đang đứng đầu bảng xếp hạng ứng dụng được tải nhiều nhất Việt Nam, trên App Store. Trên kho ứng dụng của Google, ứng dụng đang có hơn 100.000 lượt tải xuống. Bản cập nhật mới nhất của VNeTraffic là hai tuần trước, bổ sung các tính năng mới như: Tra cứu vi phạm giao thông; Phản ánh vi phạm; Bản đồ giao thông. Sau khi tải ứng dụng VNeTraffic về máy, người dùng cần đăng ký tài khoản bằng cách quét mã QR trên căn cước công dân, xác thực bằng số điện thoại. Ứng dụng có chức năng đăng nhập bằng tài khoản VNeID nhưng hiện tại chưa khả dụng. Người dùng cần đăng nhập bằng số căn cước hoặc số định danh công dân.Tại màn hình chính của ứng dụng, người dùng chọn Tạo phản ánh hoặc ấn vào biểu tượng dấu + ở cạnh dưới màn hình, sau đó điền các thông tin về loại vi phạm giao thông, thời gian, địa điểm, nội dung. Sau đó chọn tải ảnh hoặc video. Ứng dụng cho phép tải tối đa 3 ảnh hoặc video, không quá 20 MB.Một số lưu ý khi gửi clip vi phạm là nội dung phản ánh phải dùng tiếng Việt. Thông tin của người phản ánh sẽ được cơ quan chức năng bảo mật. Người dân có thể kiểm tra trạng thái, thống kê các phản ánh trong mục Danh sách phản ánh. Ở đây ngoài những nội dung đã gửi, hệ thống còn cập nhật về trạng thái của những phản ánh đã tiếp nhận, đã trả lời.Một tính năng hữu dụng trên VNeTraffic là Tra cứu vi phạm. Tại đây người dùng có thể kiểm tra nhanh vi phạm phạt nguội bằng cách nhập biển số xe ô tô, xe máy. Tại giao diện chính của ứng dụng, người dùng chọn mục Tra cứu vi phạm, sau đó nhập biển số xe, ấn kiểm tra. Nếu không bị phạt nguội, ứng dụng sẽ thông báo biển số chưa từng vi phạm. Nếu đã bị phạt nguội, ứng dụng sẽ hiển thông tin chi tiết về màu biển số xe, loại phương tiện, lỗi, thời gian, địa điểm vi phạm, trạng thái xử lý, đơn vị phát hiện, đơn vị xử lý, địa chỉ. Nếu vi phạm nhiều hơn một lần, ứng dụng cũng liệt kê cả những lần vi phạm trước đó để người dùng theo dõi. Người dùng cần lưu ý khi nhập thông tin biển số xe thì viết liền cả dãy chữ và số, không viết cách, không dùng dấu chấm.Mặc dù đang đứng top đầu ứng dụng được tải nhiều trên App Store nhưng VNeTraffic vẫn đang ở bản thử nghiệm 1.1.7. Nhiều người dùng phản ánh ứng dụng vẫn khó đăng nhập, không tạo được tài khoản bằng cách quét mã QR trên căn cước công dân. Ngoài ra dù được giới thiệu là dịch vụ công, thuộc bản quyền của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), VNeTraffic vẫn chưa được Google cấp chứng nhận là ứng dụng công quốc gia như VNeID hay VssID.
Nhận định bóng đá Everton vs Tottenham (2 giờ ngày 17.4): Tấn công để giành trọn 3 điểm
Như Thanh Niên đã đưa tin, nắng nóng ở TP.HCM ngày càng gay gắt. Có thời điểm, nhiệt độ lên đến gần 40 độ C. Và không ít người mưu sinh dưới thời tiết nắng nóng cảm thấy đau đầu, mệt lả người. Để chống chọi nắng nóng, cụ thể là không bị say nắng, có người cho hay đã "thủ" sẵn thuốc chống say nắng mua ở nhà thuốc.Anh Đặng Hiên (37 tuổi, ngụ ở hẻm 220 Bùi Đình Túy, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), tài xế xe ôm công nghệ, cho biết từng bị ngất xỉu vì cả ngày phải chạy xe ngoài đường đưa đón khách, giao đồ, nên ghé tiệm thuốc tây mua thuốc chống say nắng."Dược sĩ bán thuốc hạ thân nhiệt. Khi cảm nhận nhiệt trong cơ thể tăng lên thì tôi lấy ra hòa tan để uống. Ngoài ra, tôi cũng mua thêm thuốc giãn cơ và một số dung dịch bù nước điện giải để uống giúp bù nước nhanh và điều tiết lại cơ thể", anh Hiên cho hay và kể về tên những loại thuốc anh sử dụng là: Efferalgan Codeine, Oresol Pluz…Nguyễn Công Thảo (27 tuổi), cho biết hàng ngày phải di chuyển từ đường Dương Đình Cúc (H.Bình Chánh, TP.HCM) đến TP.Bến Cát (tỉnh Bình Dương) để làm việc về phân phối sản phẩm xây dựng. Liên tục đi lại trong thời tiết nắng nóng nên anh Thảo cho hay thường uống thuốc Corticoid. "Tôi đề phòng nên uống thuốc trước khi ở nhà", anh Thảo nói.Nữ tài xế xe ôm nghệ Huỳnh Thị Thảo Liên (32 tuổi, ngụ ở đường số 12, Q.Bình Tân, TP.HCM), cho biết vì đặc thù công việc thường xuyên ở ngoài trời, nên khi vô tình xem trên mạng xã hội, thấy quảng cáo về một loại viên uống chống nắng xuất xứ từ nước ngoài "giúp tạo hàng rào bảo vệ da, giảm sự tấn công của UV gây hại" nên đã nhanh chóng mua và sử dụng hàng ngày.Trên nhiều nền tảng thương mại, đã và đang xuất hiện nhiều bài đăng về những "viên uống chống nắng hiệu quả an toàn nhất hiện nay", "viên uống chống nắng nổi tiếng nhất trên thị trường bởi hiệu quả đỉnh cao khi sử dụng"… Trong đó nhấn mạnh ưu điểm là bảo vệ da và phòng ngừa ung thư rất hiệu quả, sản phẩm có khả năng chống nắng tốt khi kết hợp kèm theo kem chống nắng, có khả năng chống lão hóa hay cải thiện thâm không quá rõ rệt khi sử dụng.Huỳnh Lan Hạ (28 tuổi), làm việc tại 364 Cộng Hòa (Q.Tân Bình, TP.HCM), kể: "Tôi có mua viên uống chống nắng hơn 2 triệu đồng/hộp/60 viên. Dù giá thành cao, nhưng vì muốn chống say nắng, và muốn bảo vệ sức khỏe nên mua để dùng".Theo bác sĩ Nguyễn Huỳnh Phương, làm việc tại Phòng khám Bệnh viện ĐH Y dược 1 (Q.10, TP.HCM), nên cẩn trọng chứ không thể tùy tiện sử dụng các loại thuốc chống say nắng."Vì từng loại thuốc có thể gây tác dụng phụ. Chẳng hạn, sử dụng thuốc Corticoid trong thời gian dài với liều lượng cao thì để lại tác dụng phụ nghiêm trọng như: loãng xương, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, có thể bị loét dạ dày tá tràng… Còn khi uống thuốc Oresol, nếu không có liều dùng và cách dùng phù hợp, uống với nồng độ quá đặc cũng sẽ để lại hệ lụy với những tác dụng không mong muốn như: chóng mặt, tim đập nhanh, huyết áp tăng, khó thở…", bác sĩ Phương nói.Đối với những viên uống chống nắng được rao bán trên các nền tảng thương mại điện tử, bác sĩ Phương cũng khuyến cáo cẩn thận kẻo sử dụng phải hàng giả vì không ít sản phẩm nổi tiếng từng bị làm giả trên thị trường. Mỗi loại sản phẩm sẽ bao gồm nhiều thành phần, có thể gây dị ứng với người sử dụng."Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, để an toàn, cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa", bác sĩ Phương lưu ý.Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Phương chia sẻ một số cách có thể giúp chống say nắng, thay vì tìm đến các loại thuốc.Có thể là uống nhiều nước. Ngày thường uống ít nhất 2 lít nước/ngày, thì khi thời tiết oi bức hãy tập thói quen uống nước từ 3-4 lít/ngày. Sử dụng thêm những loại nước ép, ăn nhiều trái cây chứa vitamin A, Vitamin C và Vitamin E.Khi cảm thấy mệt, nên tìm bóng râm, nơi có máy điều hòa nhiệt độ. Cũng nên sử dụng trang phục làm bằng chất liệu thoáng khí như cotton, vải lanh. Những loại vải này sẽ không khiến cảm thấy bí bách và đổ mồ hôi nhiều hơn khi nóng. Ngoài ra, nên chọn những loại vải có màu sáng, vì sẽ hấp thụ ít ánh nắng mặt trời hơn so các gam màu tối.Ra đường khi nhiệt độ quá cao, cần phải có áo chống nắng, khẩu trang, kính râm. Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức, đặc biệt là dưới nhiệt độ cao.